Tranh cãi Chuyển loạn thành chính

Quan điểm về Mao Trạch Đông

Giữ chân dung Mao Trạch Đông ở Thiên An Môn là một trong các tranh điểm chính sau Cách mạng Văn hóa.

Có tranh luận rằng kế hoạch Chuyển loạn thành chính của Đặng Tiểu Bình có hạn độ và tranh cãi, như việc thêm "bốn nguyên tắc cơ bản" vào Hiến pháp năm 1982, cấm thách đố con đường chủ nghĩa xã hội của Trung Quốc Tư trưởng Mao Trạch Đông và chủ nghĩa Mác-Lê cùng với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.[16][17] Việc xây dựng Nhà Kỷ niệm Chủ tịch Mao tại Quảng trường Thiên An Môn và giữ lại chân dung ở Thiên An Môn cũng bị thách thức.[15][87] Hơn nữa, vài học giả chỉ ra rằng quan điểm cá nhân của Đặng về Mao và chủ nghĩa toàn trị bị hạn chế; ví dụ, Đặng quả quyết rằng trong tất cả việc Mao đã làm cho nhân dân, "70% là tốt và 30% là xấu", đổ nhiều tai họa của Cách mạng Văn hóa cho Lâm Bưu và Tứ nhân bang.[15][18][23]

Sau khi mất, Mao xem là nhân vật tranh cãi khắp thế giới. Cuối thập niên 70, các nhà dị kiến chính trị ở Trung Quốc như Ngụy Kinh Sinh dẫn dắt phong trào "Bức tường Dân chủ" ở Bắc Kinh, chỉ trích Mao cùng Tư tưởng Mao Trạch Đông và chế độ một đảng, đòi dân chủ tự do.[88][89] Tuy nhiên sau cùng bị Đặng đàn áp.[90]

Tự do hóa có hạn và chế độ một đảng

Trong thời kỳ Chuyển loạn thành chính và Cải cách khai phóng sau, Đặng Tiểu Bình một bên thì nhấn mạnh "giải phóng tư tưởng", một bên lại cảnh cáo "tự do tư sản".[91] Năm 1983, Phong trào Thanh trừ Ô nhiễm Tinh thần mở,[92][93][94] năm 1986 "Phong trào phản Tự do Tư sản" phát động, cả hai đều do chính khách cánh tả lãnh đạo, được Đặng tán thành đến một mức độ, nhưng do Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương can dự vào mà phải dẹp đi, là các bạn đồng minh của Đảng và những nhà cải cách cao cấp trong Đảng Cộng sản Trung quốc.[92][94][95][96]

Sau Cách mạng Văn hóa, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản không "tẩy được" các yếu tố quan hệ với Cách mạng khỏi xã hội Trung Quốc một cách hệ thống, cấm ngẫm nghĩ toàn diện và xem xét thời kỳ ở cấp xã hội.[21][22][23][24] Vài nhà nghiên cứu, quan sát đã cho rằng lý do chính là bởi tính chính đáng của Đảng Cộng sản làm đảng trị vì Trung Quốc sẽ bị nguy hại cơ bản.[25][26] Vài người khác chỉ ra, tuy Đặng và các nhân viên Đảng cao cấp khác đã nhận Đảng mắc vô số lỗi trong quá khứ, nhưng vẫn bảo vệ chế độ một đảng ở Trung Quốc.[17][97]

Tranh cãi pháp luật

Tượng Mao Trạch Đông xây trong Cách mạng Văn hóa vẫn có thể thấy ở các nơi tại đại lục hiện. Hình cho thấy một bức ở Tỉnh Vân Nam, nơi hàng chục nghìn người chết trong các cuộc thảm sát trong Cách mạng.

Thảm sát diễn ra khắp đại lục trong Cách mạng Văn hóa. Tuy nhiên, nhiều lãnh đạo và chủ mưu hoặc bị phạt nhẹ (trục xuất khỏi Đảng Cộng sản) trong thời kỳ Chuyển loạn thành chính, hoặc chả bị phạt, dấy lên công phẫn. Họ hàng nạn nhân trong vài vụ thảm sát đích thân đi Bắc Kinh, đòi công lý.

  • Thảm sát Quảng Tây,[98] 100,00-150,000 người chết theo điều tra chính thức, nạn ăn người lớn diễn ra. Tuy nhiên, người giữ trách nhiệm không bị phạt, cùng lắm chỉ bị phạt nhẹ—tù giam 14 năm.[99][100]
  • Sự kiện Nội Nhân Đảng, 20,000-100,000 người chết, nhưng Đằng Hải Thanh lãnh đạo giữ trách nhiệm lại không bị khởi tố hay phạt, bởi Đảng Cộng sản cho là đã lập công trong các cuộc chiến quá khứ.
  • Thảm sát huyện Đạo tỉnh Hồ Nam, 9,093 người chết. Tuy nhiên, chỉ một ít các chủ mưu bị phạt, không ai phạt chết.[101] Vài lãnh đạo thảm sát hoặc bị trục xuất từ Đảng Cộng sản, hoặc nhận hình phạt tù giam; ở huyện Đạo trung tâm thảm sát, chỉ 11 người bị khởi tố, xử phạt tù giam lên đến 10 năm.[101]

Chặn mở các viện bảo tàng Cách mạng Văn hóa

Thập niên 80, các học giả nổi tiếng như Ba Kim kêu gọi xã hội Trung Quốc dựng "viện bảo tàng Cách mạng Văn hóa" để các thế hệ tương lai có thể học hỏi thời kỳ, phòng ngừa tái xuất,[102][103][104] được nhiều công dân Trung Quốc tán thành, Đảng Cộng sản Trung Quốc lặng im. Trái lại, Ba Kim bị tấn công cá nhân trong Phong trào Thanh trừ Ô nhiễm Tinh thần và Phong trào phản Tự do Tư sản do giới bảo thủ cánh tả phát động thập niên 80.[105]

Năm 1996, chính quyền địa phương Sán Đầu quyết định xây viện bảo tàng Cách mạng Văn hóa đầu tiên ở đại lục, mở năm 2005.[103][106] Tuy nhiên phải đóng cửa năm 2016 sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền.[107]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chuyển loạn thành chính http://www.unirule.cloud/index.php?c=article&file=... http://cpcchina.chinadaily.com.cn/2010-10/15/conte... http://cpcchina.chinadaily.com.cn/2010-10/21/conte... http://cpcchina.chinadaily.com.cn/2010-10/25/conte... http://www.chinadaily.com.cn/a/201808/24/WS5b7fb08... http://www.chinadaily.com.cn/bizchina/2008-10/30/c... http://cpc.people.com.cn/GB/64162/64172/85037/8503... http://cpc.people.com.cn/GB/64162/82819/122016/ind... http://cpc.people.com.cn/GB/85037/85041/7383651.ht... http://cpc.people.com.cn/n/2012/0705/c244805-18452...